Thang độ cứng Mohs
Điểm độ cứng, độ bền của kim cương hay một loại đá quý cụ thể sẽ giúp bạn xác định cách thức sử dụng và và quan trọng nhất là cách bảo quản cho những mặt hàng sang trọng này. Trong bài viết này, Infinity Gems An Thịnh sẽ dựa trên thang đo Mohs và còn hơn cả thế để làm sáng tỏ độ bền của các loại đá quý, giúp bạn chọn được một loại đá quý có thể lưu giữ suốt đời.
Bạn có thể đã nghe nói về thang điểm Mohs – bảng xếp hạng độ cứng của đá quý và khoáng vật trên thang điểm từ 1 (thấp nhất – Talc) đến 10 (cứng nhất – kim cương). Nhưng độ cứng chỉ là một yếu tố quyết định độ bền đá quý.
Khi đánh giá độ bền của một viên đá quý, các chuyên gia đá quý xem xét ba yếu tố:
- Độ cứng
- Độ dẻo dai
- Tính ổn định
Nhóm đá quý hữu cơ nhìn chung sẽ có độ cứng trung bình thấp so với nhóm đá quý thông thường. Bạn nên cân nhắc các yếu tố này khi chọn loại đá quý hoặc món đồ trang sức phù hợp với mình.
Độ cứng đá quý đồng nghĩa khả năng chống trầy xước và mài mòn
Độ cứng của đá quý là một chỉ số tốt thể hiện khả năng chống trầy xước và mài mòn. Thang đo Mohs xếp hạng đá quý dựa trên độ cứng và khả năng chịu xước một cách tương đối nhưng cũng rất chính xác. Do đó, mặc dù đá quý họ Corundum (Ruby hoặc Sapphire) có thang điểm là 9 thì một viên kim cương với thang điểm 10 đương nhiên là cứng hơn nhiều lần. Chỉ có những viên đá quý cùng thang điểm hoặc những khoáng vật cứng hơn mới có thể làm xước viên đá quý đó. Ví dụ, kim cương chỉ có thể bị làm xước một viên kim cương khác. Corundum có thể tự làm xước chính nó hoặc các loại đá mềm hơn.
Topaz với độ cứng 8 khá cao trên thang điểm Mohs.
MẸO: Bạn không nên cất một viên kim cương cạnh bất kỳ loại đá quý nào khác trong hộp trang sức của mình, vì viên kim cương có thể làm xước chúng. Và bạn nên đeo những loại đá quý mềm hơn (xếp hạng thấp trên thang độ cứng Mohs) vào những dịp đặc biệt hơn là để đeo hàng ngày. Kim cương vẫn luôn là viên đá thích hợp nhất để đeo thường xuyên.
Độ bền của đá quý đồng nghĩa khả năng chống vỡ và sứt mẻ
Cách các nguyên tử trong đá quý liên kết với nhau và độ vững chắc của những liên kết này sẽ xác định độ bền của đá quý hay chính là khả năng chống vỡ và sứt mẻ của chúng. Điều này cũng ảnh hưởng đến quyết định dùng loại nào để làm trang sức đá quý với các mục đích sử dụng khác nhau.
Độ cứng và độ bền không đi liền tuyệt đối với nhau. Cần lưu ý rằng độ cứng đi cùng với độ giòn, do vậy kim cương cứng nhất có khả năng giòn và bị làm vỡ dễ hơn các loại đá khác, nhưng khả năng chịu xước thì không một loại nào có thể sánh được với kim cương. Những viên kim cương có viền cực mỏng hoặc có các chi tiết lộ ra ngoài như hình quả lê sẽ rất dễ bị vỡ hoặc sứt mẻ.
MẸO:
- Hãy bảo vệ những loại đá quý không quá cứng như Opal hoặc Tanzanite bằng cách chọn những loại trang sức ít có khả năng bị va đập do tai nạn. Ví dụ như bông tai hoặc vòng cổ là một lựa chọn tốt vì ít có nguy cơ đá quý vô tình va vào bề mặt cứng.
- Bảo vệ những viên đá quý lấp lánh của mình khỏi bị sứt mẻ bằng cách chọn thiết kế ổ nhẫn phù hợp. Các điểm hoặc góc dễ bị mẻ, sứt có bảo vệ tốt hơn như dùng thiết kế bao viền toàn phần, hoặc bao viền 1 phần hoặc bao viền theo chữ V ở mỗi góc.
- Đảm bảo rằng các ngạnh giữ viên đá quý ở đúng vị trí. Các ngạnh bảo vệ bị cong hoặc gãy có thể làm lộ ra các vùng dễ bị tổn thương trên viên ngọc khiến chúng dễ bị sứt mẻ.
Bảng thang độ cứng Mohs của một số đá trang sức thông dụng