Phương pháp xử lý đá quý thông dụng mà mọi người cần biết.

Trong thế giới đá quý – bán quý thì việc xử lý cho viên đá đẹp hơn, hoàn thiện hơn luôn là điều mong muốn của các thương gia nhằm giúp viên đá có giá trị hơn khi đến tay người dùng. Ngoài những phương pháp xử lý mang tính chất nhân tạo như : tạo màu, nhuộm màu, khuyếch tán màu, phủ màu, chiếu laser, ghép đá đều sẽ cho kết quả kiểm định không còn là đá tự nhiên nữa. Tuy nhiên, vẫn có 2 hình thức xử lý bên dưới giúp cho viên đá đẹp hơn nhưng vẫn ra kết quả đá tự nhiên 100%.

1/ Xử lý nhiệt ( Heating ) : Đây là phương pháp xử lý ít tác động đến hiện trạng của đá nhất. Trên thế giới hiện nay người ta chấp nhận hình thức xử lý này và được xem là một biện pháp giúp viên đá đẹp hơn nhưng vẫn giữ nguyên chất 100% thiên nhiên của viên đá.

Bản chất của phương pháp xử lý đá quý bằng nhiệt là sử dụng nhiệt độ cao và môi trường thích hợp tác dụng lên đá quý làm thay đổi tính chất (trạng thái hóa trị) và đặc điểm phân bố của các nguyên tố tạo màu trong viên đá, dẫn đến sự thay đổi về màu sắc và độ tinh khiết của đá quý.

Ngày nay, phương pháp xử lý nhiệt được hầu hết các nước sử dụng để nâng cấp chất lượng đá quý vì những lý do sau đây:

  • Phương pháp xử lý nhiệt chỉ làm điều mà tự nhiên đã làm, tức là mô phỏng đúng những gì đã diễn ra trong tự nhiên.
  • Nếu viên đá tiếp tục nằm sâu trong lòng đất, trong nó cũng sẽ diễn ra những thay đổi như trong quá trình xử lý nhiệt.
  • Màu sắc tạo nên sau khi xử lý nhiệt là ổn định dưới tác dụng của nhiệt độ và theo thời gian.
  • Trong quá trình xử lý nhiệt không có chất gì được cho thêm, cũng như không có gì được lấy ra khỏi viên đá. Cấu trúc của viên đá vẫn được bảo tồn.
  • Phương pháp này không gây hại gì đối với sức khỏe con người.

Đây là phương pháp xử lý truyền thống, đã được con người áp dụng từ hàng trăm năm nay.

Để xử lý nhiệt đá quý, người ta có thể sử dụng các loại lò đốt khác nhau, từ những lò thủ công đơn giản nhất đến các loại lò hiện đại nhất với những chương trình xử lý tự động. Tùy thuộc vào nguồn nhiệt mà ta có các loại đốt như sau:

  • Lò điện. Đây là kiểu lò được sử dụng nhiều nhất hiện nay trên thế giới
  • Là gas
  • Lò dầu
  • Lò than

Môi trường xử lý có thể là môi trường oxi hóa hoặc  môi trường khử. Để tạo được môi trường thích hợp người ta có thể thổi khí (oxi hoặc hydro) trực tiếp vào buồng đốt hoặc sử dụng các loại hóa chất khác nhau trộn lẫn với đá quý trong quá trình nung.

Một quy trình công nghệ xử lý nhiệt đá quý nói chung gồm các công đoạn sau đây:

  • Làm sạch mẫu trước xử lý
  • Phân loại và tuyển chọn mẫu
  • Xác định các thông số xử lý (nhiệt độ cực đại, tốc độ tăng giảm nhiệt độ, thời gian ủ nhiệt…)
  • Chuẩn bị các chất phụ gia, nạp cốc nung
  • Nung xử lý
  • Làm sạch mẫu sau khi nung

Phương pháp xử lý nhiệt hiện nay được con người sử dụng để nâng cấp chất lượng các loại đá quý sau đây:

Loại đá quý Tác dụng
Ruby,Sapphire
  • Loại bỏ hoặc làm giảm ánh tím, sắc nâu trong ruby, saphir hồng.
  • Giảm bớt các đốm, đới, vết màu lam.
  • Loại bỏ hoặc làm giảm màng mây, màng sữa… trong corindon do rutil gây ra.
  • Tạo màu lam từ loại saphir màu trắng đục
  • Tạo hiệu ứng sao
Ngà Voi
  • Ngà voi trở thành màu đen
Thạch anh
  • Thạch anh tím có thể trở thành màu lục hoặc màu vàng ở 400-500°C
  • Thạch anh tím thành trắng sữa ở khoảng 600°C
Topaz
  • Topaz vàng, nâu hoặc lơ có thể trở thành không màu
Zircon
  • Zircon màu nâu có thể chuyển thành không màu hoặc màu lơ
Kim Cương
  • Dùng nhiệt độ và áp suất rất cao có thể nâng kim cương cấp màu thấp lên một vài cấp (kim cương GE)
Beryl
  • Beryl màu lục hoặc lục phớt lơ có thể chuyển thành màu lơ
  • Beryl nâu da cam chuyển thành màu hồng trong khoảng 250-500°C
Topaz
  • Topaz phớt nâu đỏ có thể chuyển thành màu hồng
Zoisit
  • Zoisit màu nâu chuyển thành màu lam (tanzanit)
Tourmalin
  • Loại màu lục phớt lơ có thể thành màu lục tinh khiết
Peridot
  • Loại bỏ hoặc làm giảm sắc nâu hoặc vàng

Ngoài kỹ thuật xử lý nhiệt thông thường, gần đây công nghệ này đã có những bước tiến mới. Đó là kỹ thuật xử lý nhiệt kèm theo khuếch tán chất tạo màu vào ruby, saphir (heat treatment with diffusion). Kỹ thuật xử lý kim cương nhóm không màu ở nhiệt độ và áp suất cao (high temperature, high pressure – HTHP) do hãng General Electrics thực hiện (kim cương GE)

2/ Xử lý keo hay còn gọi là che phủ thủy tinh (Filling – Impregnation – Stabilization) :

  • Đây là một hình thức xử lý can thiệp sâu hơn vào viên đá so với xử lý nhiệt và hình thức xử lý đứng thứ 2 trong việc gây ảnh hưởng đến tính chất tự nhiên của viên đá . Các phương pháp này che phủ các vết rạn đá hay lỗ hổng bằng các chất không màu như thủy tinh, chất dẻo nóng chảy (Lead-Glass Filling), bằng sáp hoặc paraffin (Impregnation), bằng các hợp chất liên kết như chất dẻo (Stabilization), khiến cho bề mặt đá trở nên bóng đẹp và các khe nứt trở nên khó quan sát hơn.
  • Xử lý phủ thủy tinh là kiểu xử lý cực kỳ phổ biến trên Ruby và Sapphire . Nhờ phương pháp xử lý này mà thị trường Ruby-Sapphire trở nên phong phú hơn nhiều, với những sản phẩm đẹp và giá cả rất dễ chịu. Nguyên liệu cho xử lý phủ thủy tinh là loại Ruby-Sapphire có chất lượng bình thường, cách thức xử lý khá đơn giản, các chất phụ gia cũng không đắt tiền . Do vậy Ruby-Sapphire xử lý phủ thủy tinh có giá thành rẻ hơn nhiều so với Ruby-Sapphire tự nhiên hoàn toàn hoặc Ruby-Sapphire chỉ xử lý nung nhiệt.
  • Tất cả các loại đá quý được xử lý bằng phương pháp che phủ đều phải tránh nhiệt độ cao, vì lớp thủy tinh, sáp có nhiệt độ nóng chảy thấp sẽ bị trôi khỏi bề mặt đá, làm lộ trở lại những khuyết tật nguyên thủy của đá.Vì vậy, trong quá trình chế tác trang sức, cần dùng đèn khò nhiệt độ cao để bóp chấu, có thể làm rỗ, nứt, thậm chí nổ đá ngay trên ổ.
  • Ngoài ra , bạn cần lưu ý các phương pháp bảo quản và tránh các chất gây ảnh hưởng đến viên đá để sản phẩm được đẹp bền màu , sáng bóng qua các phương pháp sau:

Nhận hột và đánh bóng: Nhận các viên ruby có thủy tinh chì vào ổ hột, sau đó đem đánh bóng nhẹ nữ trang, đá vẫn an toàn.

Dùng nhiệt sửa đầu chấu ổ hột: Ruby-Sapphire có độ nóng chảy cực cao, hơn 1700oC, tuy nhiên thủy tinh chì nóng chảy khi nhiệt độ đạt 600 – 700oC. Như vậy với đèn khò của thợ kim hoàn tác động quá lâu trên viên đá có thể làm hỏng dáng vẻ viên đá vì thủy tinh có thể bị chảy ra khỏi khe nứt. Tuy nhiên, khi sửa đầu chấu và ổ hột, nếu người thợ chỉnh lửa nhiệt thấp nhất và tác động không lâu lên đá thì sẽ không ảnh hưởng đến nó.

Rửa với hơi nước nóng: Dùng máy xịt hơi nước nóng để rửa ruby lấp đầy thủy tinh chì 15 lần, mỗi lần 30 giây, kết quả các viên đá vẫn an toàn.

Rửa bằng máy siêu âm: Dùng dung dịch sà phòng thông thường, rửa ruby xử lý từ 15 đến 60 phút bằng máy siêu âm thì đá vẫn không bị hư hỏng (không được dùng dung dịch tẩy mạnh).

Nhúng trong dung dịch làm sạch: Dung dịch làm sạch kim loại quý thường là axit pha loãng, được thợ kim hoàn dùng để làm sạch bề mặt kim loại quý sau khi chế tác hay sửa chữa nữ trang. Ngâm đá ruby có thủy tinh chì trong dung dịch tẩy rửa để xem phản ứng. Các dung dịch này bắt đầu tác động lên thủy tinh chì ngay khi tiếp xúc (khoảng 1 phút sau). Mức độ phá hủy càng nhiều khi thời gian tiếp xúc càng lâu. Nếu ngâm khoảng 1 giờ thì dung dịch chui sâu được vào bên trong phá hủy thủy tinh và làm lộ ra các khe nứt trước đó đã được lấp đầy (hình 2).

 

Các chất như amomiac, chất tẩy trắng và cả nước chanh nguyên chất cũng có thể phá hủy thủy tinh chì trên bề mặt viên đá, tạo nên các vùng màu hơi trắng. Hình của C.P. Smith, phóng đại 32x.
Các chất như amomiac, chất tẩy trắng và cả nước chanh nguyên chất cũng có thể phá hủy thủy tinh chì trên bề mặt viên đá, tạo nên các vùng màu hơi trắng. Hình của C.P. Smith, phóng đại 32x.

Tiếp xúc với các dung dịch ăn mòn khác: Các dung dịch tương đối mạnh như dung dịch xút và nước cường toan sẽ phản ứng tức thì với thủy tinh. Chỉ cần vài phút là chúng có thể hòa tan tất cả thủy tinh chì trong các hốc hoặc nứt không sâu. Nếu ngâm viên đá trong vài giờ thì dung dịch sẽ hòa tan toàn bộ thủy tinh trong các hốc và khe nứt sâu, làm lộ ra toàn bộ các khe nứt có trong viên đá (hình 3). Nồng độ dung dịch ăn mòn càng lớn thì tốc độ hòa tan thủy tinh chì càng lớn và nhanh.

 

Bên trái là viên ruby chứa thủy tinh chì lấp đầy. Bên phải, sau khi ngâm viên ruby này trong dung dịch xút 1 giờ, thủy tinh chì bị hòa tan làm lộ ra các khe nứt mà trước đó không thể thấy được ở chính viên đá ấy. Hình của C.P. Smith.
Bên trái là viên ruby chứa thủy tinh chì lấp đầy. Bên phải, sau khi ngâm viên ruby này trong dung dịch xút 1 giờ, thủy tinh chì bị hòa tan làm lộ ra các khe nứt mà trước đó không thể thấy được ở chính viên đá ấy. Hình của C.P. Smith.

Tiếp xúc với các sản phẩm gia dụng: Dung dịch xịt chùi bếp lò cũng phản ứng rất nhạy với thủy tinh, chúng ăn mòn ngay khi tiếp xúc. Amoniac, chất tẩy trắng (nước javen) và cả nước chanh đậm đặc cũng có thể phản ứng với thủy tinh chì, mức độ nhẹ hơn. Nếu để lâu, thủy tinh ở bề mặt sẽ bị ăn mòn, làm rộ ra các đốm, các lằn có màu hơi trắng của hốc và khe nứt (hình 2 và 3).

 

– Bạn đang có thắc mắc hay ý kiến gì không? Hãy cho chúng tôi biết nhé.

Comments are closed.

Vui lòng điền vào ô thông tin bên dưới
và Chúng tôi sẽ gọi điện cho bạn

Bảng thông tin Yêu Cầu Gọi Lại!

Liên hệ