Đá Mica là gì?
Đá Mica là gì?
Mica là tên gọi chung cho các khoáng vật dạng tấm thuộc nhóm silicat lớp bao gồm các loại vật liệu có mối liên kết chặt chẽ, có tính cát khai cơ bản hoàn toàn. Tất cả chúng đều có cấu trúc tinh thể thuộc hệ một phương có xu hướng tinh thể giả hệ sáu phương và có thành phần hóa học tương tự. Tính cát khai cao là tính chất đặc trưng nhất của mica, điều này được giải thích là do sự sắp xếp của các nguyên tử dạng tấm lục giác chồng lên nhau.
Tên gọi “mica” có nguồn gốc từ tiếng Latinh micare, có nghĩa là “lấp lánh”, theo cách phản xạ ánh sang của loại khoáng vật này, đặc biệt khi chúng ở dạng mảnh nhỏ.
Mica thời cổ đại
Con người đã sử dụng mica từ thời tiền sử như các nền văn minh Ai Cập, Hy Lạp và La Mã, văn minh Trung Quốc cũng như nền văn minh Aztec của Tân thế giới.
Mica được sử dụng sớm nhất được tìm thấy trong các tranh hang động vào thời đại đồ đá cũ muộn (40.000 TCN đến 10.000 TCN). Màu sắc đầu tiên là đỏ (sắt oxide, hematit, hoặc ochre đỏ) và đen (mangan dioxide, pyrolusit), mặc dù màu đen than bách hoặc thông cũng được phát hiện. Màu trắng từ kaolin hoặc mica đôi khi được sử dụng.
Cách Mexico City vài km về phía đông bắc là thành phố cổ Teotihuacan. Cấu trúc và tính trực quan nổi trội nhất của Teotihuacan là kim tự tháp. Kim tự tháp chứa một lượng mica đáng kể ở dạng lớp dày đến 30 cm. Mica được trong kim tự tháp được xác định là từ các mỏ ở Brazil, cách đó khoảng 3.400 km.[3]
Trong suốt chiều dài lịch sử, bột mica mịn cũng đã được dùng vào nhiều mục đích khác nhau trong đó nổi bật là cho mục đích trang trí. Gulal và Abeer màu được người Hindus phía bắc Ấn Độ sử dụng trong các lễ hội holi chứa các tinh thể mica nhỏ, mịn. Cung điện Padmanabhapuram uy nghi ở Ấn Độ cách Trivandrum 65 km (40 mi) có các cửa sổ làm bằng mica màu.