Mặt Phật Tara – Garnet – Ngọc Hồng Lựu
Đức Tara Xanh (Green Tara) hay Lục Độ Phật Mẫu là một vị Bồ Tát rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Tây Tạng. Người tượng trưng cho lòng bi mẫn của chư Phật, ở Tây Tạng Đức Tara được biết với tên gọi “Dolma”, một vị Bồ Tát thể hiện lòng từ bi mà các tu sĩ thuộc trường phái Phật giáo Kim Cương Thừa nương tựa để phát triển những phẩm chất nhất định, hiểu rõ thực tại, những giáo lý bí mật về tánh không và lòng bi mẫn.
Nguồn gốc
Trong Phật giáo Tây Tạng, phụ nữ thường đại diện cho trí tuệ hơn là từ bi. Tuy nhiên, Đức Tara Xanh là một trong những trường hợp ngoại lệ mà từ bi là một đặc điểm nổi trội. Nữ thần cũng thể hiện nhiều phẩm chất nữ tính: sinh đẹp, từ bi, ấm áp, và giải thoát nghiệp xấu cho chúng sinh trong sáu cõi luân hồi.
Tara có 21 hình thức chính, mỗi người có màu sắc và thuộc tính tâm linh khác nhau. Trong số các hình thức này, hai người đặc biệt nổi tiếng đối với người dân Tây Tạng là Đức Tara Xanh (Lục Độ Phật Mẫu) và Đức Tara Trắng (Bạch Độ Phật Mẫu).
Đức Tara Xanh đã được thờ cúng trong nhiều thiên niên kỷ. Các tác phẩm điêu khắc được tìm thấy trong hang động thời tiền sử 30.000 năm trước đã cho thấy rằng Tara đã được thờ cúng từ thời cổ đại. Tượng bằng đồng nguyên gốc được đúc vào năm 7 hoặc 8 SCN được tìm thấy ở tỉnh đông nam Lanka, giữa Trincomale và Batticaloa. Tổng chiều cao của bức tượng là 143.75 cm.
Nguồn gốc thật sự của Đức Tara Xanh là từ Hindu hay Phật giáo vẫn là đề tài nghiên cứu của các học giả. Trước khi nữ thần được đạo Phật chấp nhận, Đức Tara Xanh được tôn thờ trong đạo Hindu như là một biểu hiện của Nữ thần Parvati, một trong nhiều hình thức của Shakti. Nguyên tắc nữ tính không được tôn kính trong Phật giáo cho đến thế kỷ thứ tư SCN, và Đức Tara Xanh bắt đầu xuất hiện trong truyền thống Phật giáo vào khoảng thế kỷ thứ 6 SCN.
Vào thế kỷ thứ 7 ở Tây Tạng, người ta tin rằng Đức Tara được nhập thể trong mọi người phụ nữ mộ đạo và được tôn thờ trong đa số các cộng đồng Phật giáo trên thế giới.
Người được kết nối với hai người vợ lịch sử của vị vua đầu tiên của Tây Tạng, Srong-brtsan-sgam-po (khoảng 649). Một người vợ từ Trung Quốc được cho là hóa thân của Đức Tara Trắng, trong khi người vợ từ Nepal là hóa thân của Đức Tara Xanh.
Một câu chuyện về nguồn gốc của Tara kể lại, Đức Tara là con gái của một vị vua, công chúa có tên là Jnana-candra. Một công chúa từ bi và thiêng liêng, thường xuyên cầu nguyện dâng cúng Đức Phật và các chư tăng, do đó đạt được mức độ cao của Bồ Đề Tâm.
Cô đã tích rất nhiều công đức, và các nhà sư đã nói với cô rằng, vì những thành tựu tinh thần của cô, họ sẽ cầu nguyện rằng cô sẽ được tái sinh như một người đàn ông và truyền bá giáo lý của Phật giáo.
Cô trả lời rằng, trong thực tế không có cái nào là mãi mãi và rằng cô muốn duy trì hình dạng nữ giới để phục vụ những chúng sinh khác cho đến khi mọi người đạt được giác ngộ. Điều đó cho thấy sự thiếu hụt trí tuệ của nhà sư khi cho rằng chỉ có nam giới mới có thể truyền bá giáo lý đạo Phật.
Biểu tượng Đức Tara Xanh
Đức Tara Xanh được biểu hiện dưới hình tượng một phụ nữ xinh đẹp và quyến rũ, đeo nhiều trang sức, và còn rất trẻ. Trong nghệ thuật, Người thường được minh hoạ bằng một chân bước ra khỏi vị trí toà hoa sen, mở rộng để đáp ứng nhanh chóng mọi yêu cầu của chúng sinh. Nữ thần giữ hoa sen xanh (tượng trưng cho sức mạnh trí tuệ và sự thuần khiết) trong tay phải (được giữ ở ngực), bàn tay trái được giữ ngửa lên, với lòng bàn tay hướng ra ngoài. Đây là Abhaya Mudra, là cử chỉ của nơi trú ẩn và không sợ hãi, xua tan nỗi sợ hãi và chấp nhận hạnh phúc và sự bảo vệ thiêng liêng.
Hoa sen xanh (Utpala) là loài hoa chỉ nở vào ban đêm, nó liên quan đến ý tưởng rằng Đức Tara Xanh sẽ bảo vệ chúng ta ngay cả trong thời gian tối tăm và sợ hãi.
Đặc điểm nổi bật nhất là màu da xanh lá cây của Người, điều tạo nên tên gọi Đức Tara Xanh. Đức Tara có liên quan đến màu xanh lá cây vì:
- Trong một truyền thuyết mà Người được đặt tên bởi Bất Không Thành Tựu Như Lai (Amoghasiddhi Buddha – Một trong năm vị Phật tối cao của Phật giáo Tây Tạng), một vị Phật có nước da xanh. Tara là người phối ngẫu tâm linh của vị Phật này.
- Đức Tara Xanh là một nữ thần rừng, và trong một câu chuyện được thể hiện như được mạ trên lá. Chỗ ngồi thiền của Người được bao phủ bởi cây cối, thú rừng, tiếng chim hót, những thác nước vang dội và những loài hoa mọc khắp nơi, một khung cảnh tuyệt đẹp.
Màu xanh lá cây tượng trưng cho hoạt động đách thức tâm trí và lòng trắc ẩn sâu sắc, nó cũng là màu của gió và thiên nhiên. Đức Tara Xanh đáp lại lời cầu nguyện của chúng sinh nhanh nhẹn như gió.
Các đồ trang trí (tơ lụa và đồ trang sức) mà Đức Tara mang bên mình chứng tỏ phẩm chất thanh cao của Người. Tư thế chuẩn khi thiền định với lưng thẳng và mặt trăng phía sau tượng trưng cho sự sung mãn của hạnh phúc không thể lây chuyển.
Ý nghĩa của từ “Tara”
Từ “Tara” có nghĩa là “người cứu tinh” hay “người giải phóng” và nó xuất phát từ gốc tiếng Tri-đa, nghĩa là đi qua (qua cái gì đó), chẳng hạn như: băng qua sông, biển, núi hoặc vượt qua bất kỳ tình huống khó khăn nào.
Do đó, trong một cách tiếp cận bí truyền, có thể nói rằng Đức Tara Xanh luôn được kêu gọi khi chúng ta phải đối mặt với tình huống nguy hiểm, khi chúng ta phải quyết định trước một vấn đề mà có nhiều sự lựa chọn (ví dụ như khi chúng ta ở một ngã tư và chúng ta không chắc chắn về hướng chúng ta cần phải đi, hoặc khi chúng ta phải quyết định đích đến từ một vài lựa chọn).
Một ý nghĩa khác của từ Tara là “ngôi sao“, có nghĩa Đức Tara Xanh vừa là người truyền cảm hứng cho chúng ta và người dẫn chúng ta đi trên con đường tâm linh phức tạp này.
Tìm hiểu về Garnet – Ngọc Hồng Lựu
1. Nguồn gốc và sự hình thành của Ngọc Hồng Lựu
Trong lịch sử ngành khoáng vật học và ngọc học thì Garnet được cho là viên đá có lịch sử lâu đời nhất. Những nhà khảo cổ học đã tìm thấy một chiếc vòng hạt trang sức được làm từ đá Garnet ở Ai Cập, có niên đại hơn 5000 năm tuổi. Vào thế kỷ 18, 19 Garnet là một loại phục sức phổ biến ở châu Âu và được một số đội quân châu Á cho vào đạn nhằm tăng tính sát thương. Cái tên Garnet bắt nguồn từ tiếng La tinhGranatum– có nghĩa là “thạch lựu”, về Việt Nam thường gọi là Ngọc hồng lựu. Ngọc hồng lựu được hình thành do tiếp xúc trao đổi giữa các đá Magma Axit với Carbonat ở nhiệt độ cao trong nhiều loại đá khác nhau, chủ yếu là đá biến chất.
2. Những đặc tính cơ bản và phân bố
Tên khoa học | Đá Granat/ Garnet |
Công thức hóa học | (Mg,Mn,Ca)3(Al,Fe,Cr)2(SiO)3 |
Lớp | Silicat |
Nhóm | Granat |
Tinh hệ | Lập phương |
Độ cứng | 6,5-7,5 |
Tỷ trọng | 3,5-4,2 |
Màu sắc | Đỏ sẫm, đỏ, hồng, đỏ nâu, da cam, vàng, lục nhạt. |
Phân bố trên thế giới | Australia, Áo, Aghentina, Brazil, Ấn Độ. |
Phân bố ở Việt Nam | Nghệ An, Lâm Đồng, Cao Bằng. |
Hình dáng | Garnet thường được cắt mài theo hình tròn, hình oval và hình nệm. |
Garnet bao gồm những loại phổ biến như Rhodolite màu đỏ phớt tím, Tsavorite và Demantoid màu lục, Spessartite mandarin và Malaya màu cam… Tsavorite rất khó có cỡ trên 1 hay 2 carat, còn Rhodolite có nhiều cỡ lớn. Giá trị của đá Garnet cũng phụ thuộc mỗi loại: Tsavorite và Demantoid đẹp thường có giá hàng ngàn đô la mỗi carat. Rhodolite màu hồng tím đẹp và Mandarin, Malaya có giá hàng trăm đô la. Chỉ có Almandine màu đỏ tối là một trong những loại giá rẻ nhất, khoảng vài đô la mỗi carat.
3. Lịch sử và truyền thuyết về đá Garnet (Ngọc hồng lựu)
Trong lịch sử Ai Cập cổ đại, các vị vua Pharaohs đã dùng trang sức đeo cổ chế tác từ đá Garnet, những viên đá này cũng dùng để chôn cất theo những xác ướp. Người Ai Cập cổ đại tin rằng những viên đá này là tài sản mà họ mang theo tới thế giới bên kia, giúp họ có thể tiếp tục một cuộc sống vương giả, quyền uy ở kiếp sau.
Trong thời La Mã cổ đại, những viên đá Garnet được dùng để chế tác thành mặt con dấu phục vụ công tác chứng thực tài liệu quan trọng.
Những thầy tế Do thái cổ lại dùng đá Garnet xa xỉ hơn khi chạm chổ trong các bản khắc quan tài.
Trong thời Trung cổ, các chiến binh thường mang khiên có gắn đá Garnet để tăng lòng quả cảm và lấy may mắn, bảo vệ mình trong trận chiến.
Trong truyền thuyết của người Thổ, Garnet là một trong bốn viên đá quýmàChúa đã ban cho vị vua của đế chế Solomon.
Theo các tài liệu nghiên cứu về lịch sử của đá quý, Garnet là loại đá đắt đỏ, được ưa chuộng bậc nhất và được con người trao đổi buôn bán trên khắp thế giới vào những năm 23 – 79, 475 – 1450 sau công nguyên.
Cùng với sự phát triển của khoa học, việc tìm kiếm và khai thác đá Garnet trở nên dễ dàng hơn vào năm 1500 khi con người tìm ra mỏ Bohemian ở khu vực miền trung Châu Âu.
Theo tín ngưỡng của người Trung Hoa, những người sinh vào tháng 1 hoặc tuổi Tý nên đeo đá Garnet để cầu may, đá Garnet sẽ bảo vệ chủ nhân khỏi những điều xui xẻo và đem đến sự bình yên, hạnh phúc viên mãn trong cuộc đời.
4. Tác dụng và ý nghĩa của đá Ngọc hồng lựu
Tuy có dải màu sắc đa dạng nhưng đá Ngọc hồng lựu chủ yếu có màu đỏ, mắt thường nhìn rất dễ nhầm lẫn với màu đỏ của ruby, thích hợp để chế tác trang sức cưới. Người ta cho rằng, màu đỏ tượng trưng cho tình yêu, có khả năng khơi đậy đam mê trong tình yêu và làm tăng hưng phấn cho tâm hồn. Nó xua đuổi bất hạnh và đem lại hạnh phúc cho chủ nhân.
Tương truyền, vào thời trung cổ con người đã dùng đá Ngọc hồng lựu để chống lại các chất độc, vết thương, ác mộng và thậm chí là chữa chứng trầm uất, giảm sốt, chảy máu, viêm tấy và chứng đau đầu. Ngày nay, nhiều người tin rằng đá Ngọc hồng lựu tạo ra một trường bảo vệ, chống lại kẻ trộm và người có ý đồ không tốt. Cũng có người tin rằng đá Ngọc hồng lựu có khả năng chữa lành nhiều loại vết thương, điều hòa nhịp tim và mạch máu.
Theo các nghiên cứu không chính thức thì Ngọc hồng lựu tương thích với Chakra gốc cột sống, nó loại bỏ các rào chắn trong cơ thể và kích hoạt Kundalini (nguồn năng lượng sáng tạo dự trữ của ta). Ngọc hồng lựu tuyệt vời cho hệ tuần hoàn và tim mạch, thường được dùng chữa các bệnh liên quan đến máu. Nó còn cải thiện hệ miễn dịch cũng như tăng cường năng lượng cho bản thân, đặc biệt tốt cho những ai gặp vấn đề với xương khớp. Ngọc hồng lựu vàng và nâu có tác dụng với bệnh da liễu, bệnh tiêu hóa, táo bón và dị ứng. Vòng tay làm từ Ngọc hồng lựuthường được phụ nữ có bầu mang theo người để bảo vệ cho họ, giúp họ sinh nở được dễ dàng và giúp cho phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt ổn định.
Ngọc hồng lựu là biểu tượng của chòm sao Thiên Bình trong cung hoàng đạo, cung cấp năng lượng, ý chí trong cuộc sống, khơi dậy cảm giác tự tin và kiên nhẫn.
Ngọc hồng lựu có tính khơi dậy lòng can cảm, tăng cường ý trí mạnh mẽ và sự dẻo dai cũng như giúp củng cố lòng tự tôn. Ngọc hồng lựu cũng giữ tỉnh táo, làm ta thấy an toàn hơn. Nó giúp ta thấy tự tin và cho ta can đảm để đối mặt với những tình huống hay cơn khủng hoảng thường ngày. Ngọc hồng lựu xây dựng tính cách mạnh mẽ để ta tìm được sức mạnh ẩn chứa cần đến khi đương đầu với các thử thách hoặc thay đổi trong cuộc sống. Dây chuyền Ngọc hồng lựu đem lại chủ nhân của nó sức mạnh điều khiển người khác.
5. Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản đá Ngọc hồng lựu
Để cho đá Ngọc hồng lựu phát huy tốt vẻ đẹp sang trọng, quý phái của nó người dùng cần bỏ túi một vài kinh nghiệm sau:
– Hạn chếđể đá rơi từtrên cao hay ở trong môi trường có nhiệt độ quácao vì sẽ làm cho đá bị trầy xước, dễ vỡ và làm biến đổi màu sắc của đá, làm giảm đáng kể giá trị của đá.
– Mỗi loại đá sẽ có một độ cứngkhácnhau,chúng ta không nên xếp Ngọc hồng lựu với các loại đá phong thủy khác để giảm những rủi ro khi chúng va chạm với nhau.
– Mặc dù độ cứng của các loại đá quý đều khá lớn nhưng để bảo quản thìtốt nhất bạn không nên mang chúng khi tham gia thể thao hoặc vận động mạnh.
– Vệ sinh Ngọc hồng lựu bằng xà phòng trong nước ấm, với các mặt đá bị dính bụi thì có thể dùng bàn chải đánh răng nhẹ nhàng chải.