Mặt dây Âm Dương – Đá Ruby Sapphire
Ruby là gì? Ý Nghĩa và Các Dụng của Ruby
Đá Ruby hay Hồng Ngọc là một trong 4 loại đá quý nhất trên thế giới cùng với kim cương, đá sapphire và ngọc lục bảo. Chúng thực chất là một dạng tinh khiết của Oxit nhôm với một lượng tạp chất Crôm nhất định. Nghe có vẻ như rất rẻ tiền nhưng loại hợp chất này vô cùng quý hiếm và chúng sở hữu vẻ đẹp rực rỡ. Chỉ những oxit nhôm có màu đỏ thì mới được gọi là đá Ruby những loại oxit có màu khác được gọi là đá Sapphire. Hồng ngọc trong tự nhiên rất hiếm chính vì vậy, loại đá này được sản xuất nhân tạo nhiều và có giá thành thấp hơn nhiều so với đá tự nhiên. Ruby hội tụ đầy đủ mọi yếu tố làm lên một viên đá quý như: màu sắc đỏ đẹp, bắt mắt, hiếm, độ cứng cao, bền và hiệu ứng quang học đặc biệt và rất được yêu thích tại Việt Nam. Những viên ruby huyết bồ câu sẽ có giá trị nhất.
Tính chất vật lý
Đá Ruby có độ cứng cao đạt 9/10 điểm trên thang độ cứng Mohs ngang ngửa với sapphire , chúng chỉ kém kim cương và moissanit.
-Về mặt tự nhiên Ruby có 2 loại: Ruby thịt và ruby sao
- Ruby thịt: Loại đá thường, không có hiệu ứng ngôi sao trên bề mặt.
- Ruby sao: Loại đá xuất hiện ngôi sao 6 cánh ở bề mặt khi chiếu đèn pin.
-Về mặt xử lý, đá Ruby lại được chia thành các loại sau:
- Ruby tự nhiên hoàn toàn (hay còn gọi là ruby sống): đá ruby được khai thác từ mỏ, không qua xử lý
- Ruby được xử lý nhiệt (Ruby nung): Đá sau khi khai thác được nung để đốt cháy tạp chất và tăng độ sáng bóng.
- Đá ruby phủ thủy tinh: Đá ruby sau khi khai thác đem về nung chung với thủy tinh và kim loại tạo màu để thủy tinh len vào các khe nứt giúp tăng độ bóng và màu sắc của đá.
- Ruby nhuộm: đá ruby được khai thác tự nhiên không đạt chất lượng được xử lý màu sắc bằng phương pháp nhuộm.
- Ruby nhân tạo: Ruby được tạo ra từ phòng thí nghiệm, mô phỏng quá trình hình thành trong tự nhiên.
- Ruby giả: là loại được chế tác từ nhựa, thủy tinh và các loại đá tổng hợp không có giá trị.
Ý nghĩa và Công dụng
Để biết tại sao chúng ta nên bỏ nhiều tiền bạc để mua một viên đá Ruby thì trước tiên ta phải hiểu được giá trị của đá, ý nghĩa của đá. Tôi sẽ cố gắng nói tóm tắt nhất có thể, để các bạn có thể đọc và hiểu được.
Ý nghĩa
Ý nghĩa tên đá: Tên tiếng Anh “ruby” có nguồn gốc từ chữ “ruber” trong tiếng Latin, có nghĩa là màu đỏ. Tại Thái Lan, ruby được biết đến như “tabtim”, nghĩa là “lựu”. Do màu sắc của những viên Ruby rất giống màu của hạt lựu khi chín. Màu đỏ của ruby rất riêng biệt, tượng trưng cho sự ấm áp và huyền bí. Ruby là biểu tượng của tình yêu, sự nỗng nàn và lãng mạn.
Công dụng với đời sống
- Ruby là loại đá quý đặc biệt, được hình thành trong quá trình biến đổi địa chất phức tạp, hấp thụ được tinh hoa của đất trời. Vì vậy, Ruby mang trong mình nguồn năng lượng và linh khí cao. Nhờ lý do đó, Ruby thường được sử dụng làm vật may mắn trong phong thủy, đời sống.
- Nhờ vẻ đẹp quyến rũ của mình, Ruby là một trong những loại đá quý được ứng dụng làm trang sức nhiều nhất trên thế giới. Tùy vào màu sắc, độ trong của từng viên đá mà người ta sẽ thiết kế ra những màu trang sức riêng như: Nhẫn, dây chuyền, lắc tay, bông tai…
- Ngoài ra, Ruby còn có tác dụng trong việc nâng cao sức khỏe con người. Người xưa, cho rằng Ruby có khả năng chữa các bệnh về tim, não, máu, các bệnh về xương khớp. Ruby giúp chúng ta tăng thêm sức mạnh và bổ trợ cho các hoạt động về não phát triển như khả năng tăng trí nhớ.
Để tìm hiểu kỹ hơn, các bạn có thể xem chi tiết tại đây.
Sapphire là gì? Ý Nghĩa và Các Dụng của Sapphire
Sapphire còn được con người gọi bằng một cái tên thân mật khác là đá Lam Ngọc. Chúng được hình thành dưới điều kiện áp suất và nhiệt độ cao trong lòng đất, có thành phần chính là corundum (một dạng đặc biệt của Oxit nhôm – Al203). Khi kết tinh, do hàm lượng các tạp chất khác nhau nên đá Sapphire sở hữu rất nhiều sắc màu. Corundum màu đỏ thì con người vẫn quen gọi chúng là Ruby (hồng ngọc) còn các corundum màu khác thì được gọi chung là Sapphire.
Sự phân bố của đá Sapphire
Hiện nay ở trên thế giới đang tồn tại rất hiều các vùng mỏ, địa điểm khai thác đá đá Sapphire như ở Miến Điện, Sri Lanka, tại Thái Lan, Nam Phi, Campuchia, Bắc Mỹ, Pakistan,… thậm chí là ở Việt Nam.
Tại Việt nam, Sapphire xuất hiện ở vùng mỏ Quỳ Châu (tỉnh Nghệ An), Tân Hương, Lục Yên (tỉnh Yên Bái), hay tại Di Linh, Tiên Cô, Đá Bàn, Đak Nông…
Công cuộc khai thác đá Sapphire
Việc khai thác đá Sapphire tại các mỏ quặng có thể tiến hành bằng phương pháp sàng tay thô sơ hoặc là sử dụng phương tiện cơ giới hỗ trợ. Cách làm tiêu biểu nhất hiện nay đang áp dụng chính là:
– Đầu tiên sử dụng máy móc cơ giới là khoan đầu búa nhằm làm lỏng mô đất đá của khu vực khai thác.
– Sử dụng các xe kéo tay đơn giản và thô sơ để vận chuyển lớp đất đá này đi nơi khác.
– Một bộ phận máy móc công nghệ cao sẽ được đưa vào sử dụng, sàng lọc và tìm kiếm Shapphire. Cuối ngày làm việc, các thợ khai thác sẽ kiểm tra và thu hồi lại lượng Shapphire này.
Công dụng của đá Sapphire
Sapphire đã có mặt từ lâu và được gắn liền với sự trong trắng, lòng ăn năn và đạo đức. Viên đá này đem lại cho chủ nhân sự khôn ngoan, kiến thức và sự hiểu biết về công lý. Bên cạnh đó, đá Sapphire cũng giúp người đeo tìm thấy sự thanh thản và khao khát sự chân thành, giữ tâm hồn luôn sáng trong cuộc sống đầy khó khăn, mỏi mệt. Với tình yêu, Sapphire là lời thề nguyền thuỷ chung, niềm tin và hy vọng trong một cuộc tình. Đây là loại đá quý mang lại niềm vui, sự thịnh vượng và bình an.
Bảo quản, vệ sinh đá Sapphire
Cùng thuộc họ Corundum, không chỉ riêng Ruby mà cả Sapphire đều sở hữu độ cứng 9 ở trên thang Mohs, chỉ đứng sau mỗi kim cương. Sapphire là viên đá quý, bền vững trên thế giới này.
Vệ sinh đá Sapphire: vệ sinh trong nước xà phòng ấm.
Đá Sapphire là một món quà mà tạo hóa ban cho con người. Viên đá mang màu sắc lấp lánh, độ bền cao và có giá trị. Vậy nên bất cứ ai cũng đem lòng ham muốn sở hữu riêng cho mình món đồ chế tác từ loại đá này.